TRANG CHỦ > Khởi kiện đòi tài sản theo quy định của pháp luật
Khởi kiện đòi tài sản theo quy định của pháp luật
Theo quy định, tùy từng trường hợp mà chủ sở hữu, người chiếm hữu tài có quyền khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của mình theo nhiều hình thức khác nhau, trong đó có kiện đòi tài sản, đây là hình thức tranh chấp khá phổ biến tại các Toà án. Trong quan hệ tranh chấp này, chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản có quyền yêu câu Tòa án, cơ quan nhà nước buộc người có hành vi xâm phạm tài sản bất hợp pháp trả lại tài sản đã chiếm hữu bất hợp pháp.
Vậy hình thức tranh chấp kiện đòi tài sản là gì ? Trình tự, thủ tục đòi tài sản được quy định như thế nào theo quy định pháp luật ? Hãy cùng Chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật Dân sự 2015
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Kiện đòi tài sản là gì?
Kiện đòi tài sản là việc là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi chiếm hữu tài sản bất hợp pháp phải trả lại chính tài sản đó cho mình. Đòi lại tài sản là một trong những phương thức bảo vệ quyền của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Căn cứ theo Điều 164, Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 quy định:
Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bản chất của kiện đòi tài sản là buộc người đang chiếm hữu bất hợp pháp một tài sản nào đó phải trả lại chính tài sản đó cho mình mà không bị thay thế bởi tài sản khác. Vì vậy, chỉ áp dụng các phương thức khởi kiện sau đây:
·Vật là đối tượng kiện đòi phải là vật đặc định
·Vật phải còn tồn tại
·Người khởi kiện phải xác định được địa chỉ tồn tại của vật
Đối tượng của kiện đòi lại tài sản
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chủ sở hữu, người chiếm hữu có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Vậy, đối tượng của kiện đòi lại tài sản chính là tài sản. Theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật dân sự 2015, tài sản sẽ gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Tuy nhiên, do đặc thù của quyền kiện đòi lại tài sản, nên không phải những loại tài sản nào được liệt kê tại Điều 105 trên cũng là đối tượng của kiện đòi tài sản. Mà đó phải là những vật có thực và đang tồn tại trên thực tế.
Dưới ảnh hưởng của mưa bão, rất nhiều hầm chung cư bị ngập nước dẫn đến xe gửi dưới hầm bị hư hỏng. Vậy ai phải bồi thường khi xe hỏng do hầm chung cư ngập ?