TRANG CHỦ > Thủ tục hành chính là gì? Các hình thức công khai thủ tục hành chính ?

Thủ tục hành chính là gì? Các hình thức công khai thủ tục hành chính ?

Thủ tục hành chính là gì? Có những hình thức công khai thủ tục hành chính nào? – Minh Trí (Nghệ An)

1. Thủ tục hành chính là gì ?

Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

Trong đó:

- Trình tự thực hiện là thứ tự các bước tiến hành của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính trong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.

- Hồ sơ là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.

- Yêu cầu, điều kiện là những đòi hỏi mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải đáp ứng hoặc phải làm khi thực hiện một thủ tục hành chính cụ thể. (Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP)

2. Nguyên tắc quy định thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính được quy định phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện.

- Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.

- Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

- Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước.

- Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ quan đó phải có trách nhiệm hoàn chỉnh.

3. Yêu cầu của việc quy định thủ tục hành chính

- Thủ tục hành chính phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật theo đúng thẩm quyền được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Việc quy định một thủ tục hành chính chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản sau đây:

+ Tên thủ tục hành chính;

+ Trình tự thực hiện;

+ Cách thức thực hiện;

+ Thành phần, số lượng hồ sơ;

+ Thời hạn giải quyết;

+ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;

+ Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;

+ Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính.

- Khi được luật giao quy định về thủ tục hành chính, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm quy định đầy đủ, rõ ràng, chi tiết, cụ thể về các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính như trên.

(Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 92/2017/NĐ-CP)

4. Công khai thủ tục hành chính

(*) Thông tin về thủ tục hành chính đã được người có thẩm quyền công bố theo quy định phải được công khai đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, dễ khai thác, sử dụng và phải được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

(*) Hình thức công khai thủ tục hành chính:

- Thủ tục hành chính đã được người có thẩm quyền công bố phải được công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời theo các hình thức sau:

+ Công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

+ Công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc niêm yết hoặc sử dụng các hình thức điện tử phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật trên cơ sở quyết định công bố thủ tục hành chính hoặc kết xuất, kết nối, tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

+ Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

- Ngoài hình thức công khai bắt buộc trên, việc công khai thủ tục hành chính có thể thực hiện theo các hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị và đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

(Điều 17 Nghị định 73/2010/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 92/2017/NĐ-CP).

Trên đây là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi, nếu quý vị còn vướng mắc và cần tư vấn chi tiết, cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ: Văn phòng Luật sư Quang Dũng và Cộng sự, Số 08, phố Chợ Tre, phường Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Số điện thoại: 0983 230 137.

Tin tức khác

Thủ Tục Cải Chính Thông Tin Trên Giấy Khai Sinh Phải Thực Hiện Như Thế Nào ? Cơ Quan Nào Có Thẩm Quyền ?

Thủ Tục Cải Chính Thông Tin Trên Giấy Khai Sinh Phải Thực Hiện Như Thế Nào ? Cơ Quan Nào Có Thẩm Quyền ?

Tôi bị sai ngày sinh trong Giáy khai sinh và Sổ hộ khẩu, nay muốn sửa lại cho đúng thì làm thế nào ? Điều chỉnh thông tin trên Giấy khai sinh trước hay sổ hộ khẩu trước ? bạn Hoa (Tiền Giang).

Cách Làm Lại Căn Cước Công Dân Khi Bị Mất

Cách Làm Lại Căn Cước Công Dân Khi Bị Mất

Người dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân có thể đề nghị cấp lại tại cơ quan Công an có thẩm quyền nơi mình đang cư trú. Vậy trình tự, thủ tục cấp lại thẻ Căn cước công dân được thực hiện như thế nào ?