TRANG CHỦ > Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế ?

Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế ?

Hỏi: Bố, mẹ tôi sinh được 3 người con. Năm 2007, bố, mẹ tôi nhận Bích Thảo (10 tuổi) - con gái của một người bạn làm con nuôi và đã làm thủ tục pháp luật về xin, nhận con nuôi. Vừa rồi bố tôi bị tai nạn giao thông mất đột ngột mà không để lại di chúc. Vậy xin hỏi Luật sư, trong trường hợp này Bích Thảo có được hưởng thừa kế như anh em chúng tôi không ? Xin cảm ơn luật sư !

Trả lời:

Về trường hợp của gia đình bạn thì cần làm rõ 2 vấn đề sau:

Thứ nhất, Quyền được hưởng thừa kế của người con nuôi được pháp luật quy định rất cụ thể: 

Do bố bạn qua đời đột ngột không để lại di chúc nên di sản được chia theo pháp luật, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của bố bạn (Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005).

Pháp luật Việt Nam công nhận quyền của con đối với di sản do cha, mẹ để lại, không phân biệt con đẻ hay con nuôi. 

Thứ hai, Bích Thảo được công nhận là con nuôi theo quy định của pháp luật.

Việc nuôi con nuôi phải được sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy định này không chỉ đến Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 mà đã được quy định trong các văn bản luật trước đây. Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: “Việc nhận nuôi con nuôi phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch”. Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 cũng quy định: “Việc cử người đỡ đầu (người nuôi con nuôi) do UBND xã, phường, thị trấn công nhận”.

Theo Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Điều 78. Quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi

1. Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật Nuôi con nuôi”.

Theo quy định tại Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì việc đăng ký nuôi con nuôi được thực hiện như sau:

“Điều 22. Đăng ký việc nuôi con nuôi

1. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.

2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.

3. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi”.

Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi như theo quy định tại Điều 22 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì quan hệ cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi được công nhận.

Như vậy, người con nuôi, cha mẹ nuôi sẽ có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con theo Luật Hôn nhân và gia đình và các quy định của pháp luật liên quan, một trong các quyền đó là: con nuôi được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi để lại khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quan hệ nuôi con nuôi giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

Trên đây là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi, nếu quý vị còn vướng mắc và cần tư vấn chi tiết, cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ: Văn phòng Luật sư Quang Dũng và Cộng sự, Số 08, phố Chợ Tre, phường Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Số điện thoại: 0983 230 137.

 

Tin tức khác

Con Riêng Của Vợ Hoặc Chồng Có Được Thừa Kế Tài Sản Của Mẹ Kế, Bố Dượng Không ?

Con Riêng Của Vợ Hoặc Chồng Có Được Thừa Kế Tài Sản Của Mẹ Kế, Bố Dượng Không ?

Chào Quý văn phòng luật sư Quang Dũng và Cộng sự ! tôi ở Bắc Ninh có vấn đề này cần được tư vấn, giải đáp. Vợ tôi vừa mới mất không để lại di chúc, vợ tôi có tài sản riêng là nhà đất rộng khoảng 100m2, hiện nay nhà đất này tôi đang quản lý, sử dụng. Vợ chồng tôi không có con chung, tôi có một người con riêng đã ở cùng với vợ chồng tôi từ khi còn nhỏ, vợ tôi coi cháu như con đẻ. Khi vợ tôi đau ốm nằm viện con riêng của tôi cũng là người trực tiếp cùng tôi chăm sóc chăm nom cho vợ tôi. Sau khi vợ mất, bố con tôi có xảy ra mâu thuẫn và con tôi dọa sẽ khởi kiện để chia nhà đất mà vợ tôi để lại nêu trên. Do đó, tôi muốn hỏi là con riêng của tôi có được thừa kế tài sản mà vợ tôi để lại không ? Tôi xin cảm ơn !

Thế Nào Là Thừa Kế Thế Vị ?

Thế Nào Là Thừa Kế Thế Vị ?

Ngoài các trường hợp được hưởng tài sản thừa kế theo di chúc và theo quy định của pháp luật về hàng thừa kế thì trong một số trường hợp, có thể xét đến quyền thừa kế thế vị. Vậy thừa kế thế vị là gì ?

Quy Định Pháp Luật Về Chia Di Sản Thừa Kế ?

Quy Định Pháp Luật Về Chia Di Sản Thừa Kế ?

Chào VPLS Quang Dũng và Cộng sự, tôi có vấn đề này xin được giải đáp. Sau khi mẹ tôi mất, bố tôi đã đi thêm bước nữa. Hiện nay bố tôi gặp tai nạn, hôn mê sâu chưa tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi là sau khi bố mình mất thì tài sản của gia đình sẽ thuộc về ai ? Thuộc về 2 anh em tôi hay là thuộc về bà vợ hai của bố tôi ? Tôi xin chân thành cảm ơn !