TRANG CHỦ > Thủ tục yêu cầu Tòa án xác nhận cha, mẹ cho con ?

Thủ tục yêu cầu Tòa án xác nhận cha, mẹ cho con ?

Thủ tục yêu cầu Tòa án xác nhận cha, mẹ cho con là thủ tục nhằm xác định quan hệ nhân thân giữa cha, mẹ, con, là cơ sở thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Để tìm hiểu về thủ tục này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây để được cung cấp thông tin chi tiết.

Quy định về xác định cha, mẹ

Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc xác định cha, mẹ cho con được thực hiện như sau:

  • Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
  • Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
  • Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Người có quyền yêu cầu xác nhận cha, mẹ cho con

Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con như sau:

Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.

Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:

  • Cha, mẹ, con, người giám hộ;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ

Thẩm quyền xác định cha, mẹ cho con

Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con được quy định như sau:

  • Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:

Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.”

Về thẩm quyền giải quyết, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này;”

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân … có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Theo khoản 3 Điều 35 và điểm c, khoản 1, Điều 37  Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Theo đó, khoản 4, Điều 35, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Trình tự, thủ tục xác nhận cha, mẹ cho con

Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con chết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con buộc phải làm hồ sơ khởi kiện yêu cầu tòa án xác nhận cha, mẹ, con tới Tòa án có thẩm quyền.

Căn cứ theo Khoản 4 và khoản 5 Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thi hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo

Đơn khởi kiện (Mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13//01/2017).

Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu chứng cứ chứng minh kèm theo đơn:

  • CMND, sổ hộ khẩu của các bên;
  • Giấy khai sinh của người con cần xác định (bản sao chứng thực);
  • Giấy tờ chứng minh rằng giữa người yêu cầu và người bị yêu cầu có quan hệ cha, mẹ, con.

Sau khi nhận được đơn khởi kiện do đương sự nộp, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện xem xét và đưa ra quyết định. Nếu Tòa án quyết định thụ lý vụ án thì sẽ giải quyết theo trình tự quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự: hòa giải, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm…

 Trên đây là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi, nếu quý vị còn vướng mắc và cần tư vấn chi tiết, cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ: Văn phòng Luật sư Quang Dũng và Cộng sự, Số 08, phố Chợ Tre, phường Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Số điện thoại: 0983 230 137.

Tin tức khác

Đang Tiến Hành Thủ Tục Ly Hôn Mà Chồng Chết Thì Vợ Có Được Hưởng Thừa Kế Không ?

Đang Tiến Hành Thủ Tục Ly Hôn Mà Chồng Chết Thì Vợ Có Được Hưởng Thừa Kế Không ?

Chào Luật sư, tôi và chồng kết hôn được 2 năm thì phát sinh mâu thuẫn. Tôi đang thực hiện các thủ tục ly hôn, chưa có bản án hay quyết định của Tòa án thì chồng tôi không may gặp tại nạn đã chết. Vậy tôi có được hưởng thừa kế tài sản của chồng tôi hay không ? mong Luật sư giải đáp.

Chồng Đi Tù, Vợ Có Được Bán Nhà Không ?

Chồng Đi Tù, Vợ Có Được Bán Nhà Không ?

Thưa luật sư, tôi có vấn đề này mong được giải đáp. Chồng tôi do đánh bạc mà bị phạt 5 năm tù, hiện đã đi thi hành án. Tôi được biết tài sản chung của vợ chồng là bất động sản khi bán phải có sự thỏa thuận bằng văn bản giữa vợ chồng. Vậy chồng tôi đi tù, tôi có được bán nhà không ? đây là câu hỏi của bạn Hoàng Yến (Bắc Giang).

Những Điều Cần Biết Khi Chia Tài Sản Chung Trong Thời Kỳ Hôn Nhân

Những Điều Cần Biết Khi Chia Tài Sản Chung Trong Thời Kỳ Hôn Nhân

Tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân được xem là tài sản chung của vợ chồng. Dưới đây là những nội dung quan trọng cần phải biết khi vợ chồng muốn chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.